Quy Trình Chống Thấm Nhà

CÔNG TY TNHH XD CHỐNG THẤM ĐỨC VIỆT

Công Ty Chống Thấm Hàng Đầu Tại Việt Nam

Cam Kết Chống Thấm,Chống Dột Triệt Để 100%

Phục vụ/chống thấm tại TP,HỒ Chí Minh và các tỉnh lân cận 

 Hotline: 0902681 889

Quy trình chống thấm sàn mái: Ngoài thi công chống thấm sàn mái bằng sika,và tấm chống thấm khò nóng,trong xây dựng còn sử dụng một "quy trình chống thấm sàn mái" khác cũng rất hiệu quả đó là quy trình chống thấm dùng hỗn hợp BESTMIX.

QUY TRÌNH CHỐNG THẤM BẰNG MÀNG KHÒ NÓNG BITUM

1. Chuẩn bị bề mặt để chống thấm
Loại bỏ các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt kết cấu bê tông bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 10-20mm, sâu 20mm. Băm đục gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường bao với sàn bê tông.
Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dùng nước), đục rãnh rộng 20 – 30mm, sâu 10 - 20 mm để có thể hàn gia cố nhiều lớp màng chống thấm và vữa đổ bù không co ngót.
Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và băm sạch hết các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa xi măng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm.
Đối với gờ hông đà bê tông hay gờ chân tường bao quanh sàn ban công, sàn mái, mái đón tiền sảnh (cao 200 -300 mm) sẽ được băm sạch các tạp chất, bụi bẩn để xử lý gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông. Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu WC, sênô), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 200mm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).
Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
Phơi khô tự nhiên mặt bê tông hoặc dùng dụng cụ thổi khô khi cần thiết.
Bước 2: Đo, cắt màng chống thấm
Sau khi vệ sinh sạch sẽ bề mặt khu vực cần chống thấm, tiến hành đo bề mặt kết cấu, đo cắt và trải màng chống thấm.
Chú ý: quá trình đo cắt cần đảm bảo các mép nối cần chồng lấn lên nhau từ 50mm đến 60mm, các chân tường xung quanh khu vực chống thấm cần được cắt dán màng lên cao từ 200 – 250mm, các khu vực xung yếu (Góc tường, cổ ống xả, ống thoát, hộp kỹ thuật…) cần có thêm các miếng màng gia cố.
Bước 3: Dán màng chống thấm Bitum
Đặt các tấm màng vào vị trí cần chống thấm để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi khò dán. Bảo đảm bề mặt khò của màng phải được úp xuống dưới.
Sau đó dùng đèn khò khò nóng bề mặt bê tông và bề mặt màng chống thấm làm cho chất bitum trên bề mặt màng tan chảy dính vào bề mặt kết cấu đã được vệ sinh.
Quá trình khò dán cần điều chỉnh lửa đèn khò cho phù hợp sao cho đủ để làm tan chảy lớp hợp chất bitum trên bề mặt màng để dán, tránh dùng lửa quá lớn đặc biệt là trong thời gian dài, ở các khu vực gần các đường ống, hộp kỹ thuật, đường điện… 
Tại vị trí chồng lấn dùng đèn khò đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
Tại các vị trí yếu như góc tường, khe co giãn, cổ ống cần phải hàn gia cố thêm nhiều lớp màng. Thao tác tại các khu vực này cần đặc biệt cẩn thận vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bám dính của màng và tuổi thọ của công trình chống thấm. 
Quá trình thi công cần sử dụng lực cơ học ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện, tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Tổ chức thi công từ vị trí thấp nhất và đi về hướng cao dần (nếu bề mặt có độ dốc).
Để đảm bảo công trình chống thấm thành công ,thì phần chống thấm sau khi hoàn thành sẽ phải quây lại vào bơm nước vào đó ít nhất 24h trước khi bàn giao công trình,để có thể đảm bảo khu vực vừa thi công xong không còn bị thấm nước nữa.

Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.
Nếu để lâu, màng sẽ bị bong rộp khỏi bề mặt dán do sự co giãn dưới tác động thay đổi nhiệt độ. Nên thi công lớp bảo vệ trong thời gian sớm nhất có thể. 

Quy trình được tiến hành theo 8 bước như sau:

1.BESTMIX. Sử dụng máy mài chuyên dụng làm phẳng bề mặt, máy hút bụi để làm sạch các tạp chất, bụi, bê tông, vữa xi măng rơi vãi trên bề mặt sàn. Tiếp đó dùng vòi phun nước áp lực cao rửa sạch bụi bám trên bề mặt bê tông.

2. Cần phải đục rãnh ở mặt trên bê tông chung quanh ống (khoảng 15×15mm) nếu ống nhựa PVC đã được đặt cố định trước. Sử dụng BestFlex EP200 lấp đầy miệng rãnh chung quanh ống PVC bằng BestFlex EP200.

3. Cách dùng BestSeal AC402 như sau: Cho từ từ thành phần B ( bột màu xám) vào thành phần A theo tỷ lệ: 1A : 4B. Thao tác trộn cẩn thận theo đúng tỷ lệ.

4. Đợi đến lúc bề mặt bê tông vừa ráo nước, quét 1 lớp hợp chất chống thấm hai thành phần BestSeal AC402 với định mức 1.25kg/lớp/m2.

5. Đợi khoảng 24÷48h (Ngoài trời nắng ráo thì chỉ cần trong 1 ngày), quét 1 lớp hợp chất chống thấm thứ 2 BestSeal AC402 với định mức 1.25kg/lớp/m2.

6. Tiếp theo, chờ khoảng 24h phủ một lớp vữa hỗn hợp chống thấm bảo vệ xi măng và cát B7.5 có trộn Latex R114, độ dày bình quân 15 – 20mm.

Lưu ý: Công trình phải được đảm bảo bảo dưỡng trong vòng ít nhất 7 ngày trước khi được coi là hoàn thiện.

CÔNG TY TNHH XD CHỐNG THẤM ĐỨC VIỆT

Công Ty Chống Thấm Hàng Đầu Tại Việt Nam

Cam Kết Chống Thấm,Chống Dột Triệt Để 100%

Phục vụ/chống thấm tại TP,HỒ Chí Minh và các tỉnh lân cận 

 Hotline: 0902681 889