Chống Thấm Sàn Mái Nhà

Các biện pháp chống thấm sàn mái phổ biến hiện nay

Thấm dột là tình trạng phổ biến thường diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của công trình. Thép trong bê tông bị rỉ, trương nở thể tích gây nứt bê tông. Bên cạnh đó, hệ thống ngầm như điện, nước, điện thoại, cáp truyền hình cũng bị tác động nghiêm trọng, có thể gây chập điện, cháy nổ xuống cấp rất nhanh cũng như làm giảm tuổi thọ các công trình.

Điều này không chỉ ảnh hưởng tới mỹ quan ngôi nhà mà còn gây thiệt hại về kinh tế, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng công trình. Chính vì vậy, chống thấm sàn mái là yêu cầu bức thiết cần đặt ra của bất kỳ công trình thi công nào. Dưới đây là một số biện pháp thi công chống thấm sàn mái bê tông đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Kỹ thuật thi công chống thấm sàn mái hiện nay được biết đến với 03 biện pháp chống thấm cơ bản: chống thấm dùng màng bitum khò nóng, sử dụng màng tự dính, dùng chất chống thấm.

Một số lưu ý trong quá trình tiến hành các biện pháp chống thấm sàn mái như sau:

1. Biện pháp thi công chống thấm sàn mái dùng màng bitum khò nóng:

• Quy trình:

– Quét lớp lót Primer (gốc dung môi, gốc nước)

– Dùng lu sơn để thi công trên mặt bằng rộng. Lớp sơn dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông.

– Sau khi sơn lót khô khoảng 30 phút (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay), tiến hành dán màng bitum chống thấm.

– Dán màng chống thấm: Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.

– Xử lý cổ ống:

– Chân tường: dán tối thiểu 15 cm

– Sau khi thi công xong cán vữa bảo vệ để bảo vệ lớp màng chống thấm và hoàn trả mặt bằng.

                                                  Những điểm cần chú ý:

  • Khò chặt các mép và ép thật phẳng màng chống thấm sao cho không còn không khí ở lớp dưới màng chống thấm;
  • Tại vị trí chồng mí à dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp và  phải đảm bảo biên độ chồng mí giữa 02 tấm kề liền không nhỏ hơn 03-05cm ;
  • • Ưu điểm:
  • – Thi công nhanh.

    – Không kén bề mặt, có thể thi công ở những nơi khó khăn.

    – Có sự đàn hồi cao

  • 2. Biện pháp thi công chống thấm sàn mái dùng màng tự dính:

    • Quy trình:

    – Trải cuộn màng tự dính Lemax theo đúng chiều dài yêu cầu, sau đó cắt màng theo kích thước mong muốn.

    – Bóc lớp giấy lót dán màng chống thấm lên sao cho diện tích chồng mí tối thiểu 05cm.

    – Cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng chống thấm ngay sau khi thi công xong để bảo vệ màng.

  • • Ưu điểm:

    – Khô nhanh, tạo thành một lớp phủ bền và linh hoạt.

    – Đặc tính kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết nứt.

    – Thiết kế được sử dụng trên các kết cấu cũ và mới.

    – Dễ thi công

  • 3. Biện pháp thi công chống thấm bằng hai thành phần gốc xi măng:

     Tính năng và lĩnh vực sử dụng

    -  Simon coat®  thích hợp để chống thấm sàn mái bê tông cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp:

    + Chống thấm sàn, vách tầng hầm, sân thượng, ban công.

    + Bể chứa nước, cầu, tường chắn.

    + Là lớp cản hiệu quả chống lại các quá trình cacbonat hóa.

    - Có độ kết dính tuyệt hảo và độ đàn hồi cao; thấm sâu, liên kết chặt và bịt kín vết nứt.

    - Không độc, thích hợp cho cả các lớp vữa ximăng tiếp xúc với nước uống.

    - Tuyệt vời khi sử dụng để chống ẩm ướt tầng hầm ở dưới mặt đất.

    - Dùng trong công tác bảo vệ chống sương giá và các tác nhân khử băng.

     

  • Cách sử dụng và thi công

    Trộn đều hai thành phần (bột và dung dịch nước) theo tỷ lệ (Bột : Nước = 2 : 1) bằng máy hoặc bằng tay tới khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất, tỉ lệ này có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện thi công thực tế tại công trường. Có thể thi công bằng lu, chổi quét hoặc tạo màng có chiều dày khoảng 2mm.

    Simon coat® phải được thi công trên bề mặt sạch không bị rêu nấm, không bị nhiễm bẩn bởi các chất dầu mỡ hay các chất ô nhiễm khác
  • Thi công

    - Bề mặt chống thấm sàn mái bê tông cần được làm sạch, không dính dầu mỡ, bụi và các chất ô nhiễm khác.

    - Không để nước đọng trên bề mặt khi tiến hành lu hoặc quét.

    - Thi công được trên bề mặt ẩm ướt hoặc khô ráo.

  • – Thi công:hai lớp theo hai hướng vuông góc. Lớp thứ nhất pha với 05% nước. Phun/quét/lăn lớp thứ 02 sau lớp thứ nhất 30 phút, không pha loãng. Lớp thứ 03 (nếu có) cũng được thi công theo hướng dẫn trên.
  • • Ưu điểm:

    – Độ đàn hồi, độ giãn dài cao

    – Bám dính tốt

    – Không xuất hiện mối nối khi thi công

    – Tuổi thọ cao, kéo dài từ 20-30 năm.

    – Chống đọng nước

    – An toàn cho sức khỏe

  • Những điểm cần chú ý:

  • Việc vệ sinh và chuẩn bị bề mặt : - Các khu vực / vùng vữa phủ sàn bê tông bị sốp yếu và không đặc chắc à đều phải bị loại bỏ bằng các phương tiện cơ học và phải được vệ sinh, sửa chữa xử lý bù vữa kết nối hoàn trả lại - Tất cả các vết nứt của sàn và cổ ống thoát nước đã hoặc sẽ gây ra thấm dột à phải xử lý mở rộng miệng đường nứt, sau đó dùng vữa không co ngót để chám vào bề mặt cho kín như thi công sàn mái lớn nêu trên.
  •  Tại các chân tường hoặc thành vách đứng của máng thoát nước biên ngoài ( sê nô biên ngoài)  phải được vệ sinh và quét hợp chất chống thấm cao lên  tối thiểu 15 cm.
  • Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông, cần lắp đặt sản phẩm dừng nước - gioăng trương nở (Thanh thủy trương) quấn xung quanh để chặn nước rò rỉ , sau đó gia cố đổ bù vữa không co ngót
  • Trên đây là một số biện pháp thi công mà chúng tôi đưa ra mọi chi tiêt xin liên hệ công ty chúng tôi theo số điện thoại

 

CÔNG TY TNHH XD CHỐNG THẤM ĐỨC VIỆT

Công Ty Chống Thấm Hàng Đầu Tại Việt Nam

Cam Kết Chống Thấm,Chống Dột Triệt Để 100%

Phục vụ/chống thấm tại TP HỒ Chí Minh và các tỉnh lân cận 

 Hotline: 0902681 889